7 Sai lầm của sếp - Làm giảm hiệu suất của nhân viên

admin

7 Sai lầm của sếp - Làm giảm hiệu suất của nhân viên

Cách cư xử và thái độ của nhà quản lý quyết định rất lớn tới tinh thần làm việc của nhân viên cũng như hiệu quả trong công việc. Đừng chỉ biết trách phạt và la mắng nhân viên, nhà quản lý cũng cần nghiêm túc xem xét lại cách cư xử của bản thân và tránh mắc phải những sai lầm cơ bản dưới đây.

  1. Ép nhân viên làm việc quá sức

Nếu nhà quản lý có suy nghĩ rằng, ép nhân viên gia tăng khối lượng công việc để đạt được hiệu suất cao thì đó có thể là một sai lầm. Bởi sự áp lực quá cao trong công việc sẽ dẫn đến việc giảm sút tinh thần nghiêm trọng và sự sáng tạo của nhân viên trong công việc.

Theo một nghiên cứu của trường đại học Stanford, năng suất làm việc mỗi giờ của nhân viên sẽ giảm mạnh nếu vượt quá 50 giờ mỗi tuần và suy giảm trầm trọng nếu vượt mức 55 giờ mà không nhận được bất kì sự trợ cấp nào từ phía công ty.

Vì vậy, nhà quản lý cũng nên cân bằng khối lượng công việc, thời gian và hiệu suất làm việc của nhân viên để đạt được kết quả tốt nhất.

  1. Làm đúng thì không sao, nhưng làm sai thì chắc chắn bị khiển trách

Đây là một trong những lỗi cơ bản và phổ biến mà hầu hết các nhà  quản  lý  đều  mắc  phải.  Chính  điều  này  đã  ảnh  hưởng nghiêm trọng tới hiệu suất và tinh thần làm việc của nhân viên.

Khiển trách khi nhân viên mắc lỗi hoặc hiệu suất làm việc kém nhưng lại hoàn toàn ngó lơ khi họ làm việc tốt cũng chính là nguyên nhân khiến nhân viên không thực sự cống hiến cho công việc. Vì vậy, nhà quản lý nên xây dựng một chế độ khen thưởng cụ thể và theo dõi thường xuyên để khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên.

  1. Bỏ rơi nhân viên

Tình trạng nhân viên nghỉ việc do bất hòa với nhà quản lý đã trở nên khá phổ biến trong xã hội. Bởi các nhà quản lý chỉ tập trung vào kết quả cuối cùng của công việc mà không quan tâm tới những nỗ lực và khó khăn của nhân viên.

Nếu nhà quản lý biết cảm thông và chia sẻ với những khó khăn của nhân viên thì họ có thể sẵn sàng cống hiến hơn nữa cho công việc. Hãy xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên để họ sẵn sàng coi công việc của nhà quản lý chính là công việc của mình.

  1. Đừng chỉ biết hứa suông với nhân viên

Sự cam kết chính là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng của nhà quản lý giúp nhân viên tạo dựng được niềm tin trong công việc. Vì vậy, nhà quản lý đừng chỉ biết hứa suông và vẽ ra những viễn cảnh tươi đẹp mà không cố gắng để thực hiện những điều đó.

Đánh mất niềm tin với nhân viên cũng chính là việc đánh mất sự tôn trong của họ đối với nhà quản lý. Điều này sẽ khiến họ tự đặt ra câu hỏi, bản thân nhà quản lý không giữ lời hứa, tại sao nhân viên lại cần?

  1. Bao che và đề bạt những nhân viên yếu kém không có năng lực

Việc đề cử những nhân viên yếu kém và không đủ năng lực vào những vị trí cao trong công việc chỉ khiến nội bộ trong công ty mất đoàn kết. Những nhân viên thực sự có năng lực sẽ cảm thấy chán nản và không muốn tiếp tục cống hiến khi những nỗ lực của họ không được đền đáp xứng đáng.

Đặc biệt, khi những người không đủ năng lực đảm nhiệm công việc, họ sẽ dễ đưa ra những quyết định sai lầm và sự nhìn nhận sai lệch sẽ khiến những nhân viên khác ức chế tinh thần làm việc và dẫn đến quyết định nghỉ việc.

  1. Không lắng nghe những phản hồi của nhân viên

Hiệu suất công việc có hiệu quả hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào cách cư xử của nhà quản lý. Nếu nhà quản lý chỉ coi nhân viên như một cỗ máy làm việc thì kết quả công việc sẽ không bao giờ được như ý muốn. Bởi nhân viên thực chất cũng có rất nhiều những ý kiến đóng góp và sự sáng tạo trong công việc.

Vì vậy, thay vì chỉ dừng lại ở các bản báo cáo, các cuộc họp tổng kết, nhà quản lý nên thường xuyên có những buổi nói chuyện để lắng nghe những phản hồi và ý kiến đóng góp của nhân viên trong công việc. Đặc biệt, nhà quản lý cũng nên xem xét những thế mạnh đặc biệt của từng nhân viên để sắp xếp công việc phù hợp và khuyến khích sự phát triển của họ.

  1. Đặt mục tiêu như thách đố

Đặt ra những mục tiêu cụ thể cũng là cách giúp nhà quản lý khơi  dậy  sự  cống  hiến  của  nhân  viên  trong  công  việc.  Tuy nhiên, nếu nhà quản lý đặt ra những mục tiêu thiếu cơ sở và vượt quá năng lực của nhân viên sẽ chỉ khiến họ cảm thấy bị áp lực và dễ dàng đầu hàng trước những mục tiêu đó.

Vì vậy, một nhà quản lý tài giỏi là người biết cách cân bằng giữa lợi ích của công ty và những người lao động. Hãy dành thời gian để suy nghĩ và đặt ra những mục tiêu phù hợp để khuyến khích tinh thần làm việc của nhân việc.

Tags:

Đối tác của topG

ĐƯỢC HÀNG TRIỆU DOANH NGHIỆP, TỪ CÁC CÔNG TY LỚN - NHỎ LỰA CHỌN

JINKO SOLAR

JINKO SOLAR

DBG VIỆT NAM

DBG VIỆT NAM

CIG VIỆT NAM

CIG VIỆT NAM

JOCHU VIỆT NAM

JOCHU VIỆT NAM

WIN

WIN

LUXSHARE

LUXSHARE

WISTRON INFOCOMM

WISTRON INFOCOMM

GMG VIỆT NAM

GMG VIỆT NAM

VINACONEX

VINACONEX

VINGROUP

VINGROUP

QISDA

QISDA

SÔNG ĐÀ 6

SÔNG ĐÀ 6

HONDA VIỆT NAM

HONDA VIỆT NAM

WNC

WNC

LOXSON VIỆT NAM

LOXSON VIỆT NAM

VIỆT TÍN

VIỆT TÍN

VIỆT NAM KIẾN HƯNG

VIỆT NAM KIẾN HƯNG

02471058555