admin
Bạn cảm thấy như thế nào về mâu thuẫn? Thông thường, sự mâu thuẫn xảy ra hoặc leo thang trở thành xung đột làm cho những ai chứng kiến, hoặc chịu ảnh hưởng trực tiếp có cảm giác như đang ngồi trên đống lửa. Giống như những cuộc chiến chính trường tại Mỹ, nơi các đảng phái từ chối lắng nghe và đối thoại với nhau.
Nhưng mọi thứ không bắt buộc phải trở nên nghiêm trọng như vậy!
Bạn hoàn toàn có thể xử lý, ngăn chặng và chuyển hóa những mối lo ngại về một cuộc xung đột có thể xãy ra bất cứ lúc nào sang một điều gì đó có thể giúp ích hơn cho mọi người. Hay nói khác đi, đó là bạn có thể tập trung tinh thần cho nhiều thứ hữu ích hơn là cứ phải lo lắng cho một cuộc cải vả.
Với 5 bí quyết dưới đây sẽ chỉ cho các bạn cách kiềm hãm sụ bốc đồng, tính nóng nảy một cách có chủ đích và chuyển hóa chúng, khiến chúng trở nên có ích hơn. Kể từ lần sau, khi thấy dấu hiệu của một cuộc xung đột bạn hãy thử 5 bí quyết này nhé.
1. Chia sẻ quan điểm theo cách đôi bên cùng có lợi
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng suy nghĩ có thể thay đổi cuộc sống và cả thế giới, như một tác giả về Khoa học Lynne McTaggart trình bày trong cuốn “The Intention Experiment”: “Khi chúng ta hình thành những quan điểm tích cực, thì chúng ta sẽ kích hoạt một luồng năng lượng tích cực.” Nó giống như những làn sóng suy nghĩ chạy trong đầu, và ta có thể cảm nhận được.
Khi bạn cảm thấy có dấu hiệu của sự xung đột đang tiềm ẩn, đặc biệt khi bạn quan sát thấy mọi người đang bắt đầu mất kiểm soát hoặc bị tổn thương, bạn phải đập tan bầu không khí căng thẳng ấy và nói : “Tôi nghĩ cuộc đối thoại này dù chúng ta đôi lúc có phán xét lẫn nhau gây tâm lý khó chịu và tiêu cực; nhưng tất cả việc đó là để chúng ta hướng đến điều tốt nhất cho tất cả”.
Và khi đó bạn đặt câu hỏi: “Mọi người có đồng ý với quan điểm này không hoặc có ai đề nghị một ý kiến nào đó hay hơn?”. Về cơ bản, việc làm này đang tạo điều kiện cho sự tích cực nhen nhóm nổi lên.
Nếu như mọi người không đồng thuận với bạn, bạn cũng hãy luôn giữ lấy quan điểm này cho mình. Vì bớt đi một tư tưởng xung đột thì cũng sẽ bớt đi một phần nguy cơ dẫn đến sự căng thẳng.
2. Hãy nhìn mọi người với con mắt tích cực
Đặc biệt khi sự tức giận đang bộc phát trong một cuộc xung đột, chúng ta dễ dàng nhìn mọi người với một con mắt tiêu cực, và có những nhận định không hay về đối phương. Những điều này không có ích gì cho ai và nó có thể dẫn đến cuộc làm việc bị đổ bể.
Hãy thay đổi, hãy đặt mình vào vị trí của người khác và đồng cảm với họ, cho dù họ là những người rất khó ưa. Có những người chỉ luôn chọc tức người khác, những người này có thể khiến bạn điên đầu và tránh xá họ. Nhưng khi hiểu được họ, trinh phục được họ thì họ sẽ là một trợ thủ đắc lực cho bạn.
Không ai trong chúng ta thức dậy mỗi ngày và nghĩ “Tôi sẽ trở nên đáng ghét”. Không! Không ai muốn điều đó cả, nhưng sẽ luôn có những người nghĩ bạn là con người luôn làm những việc gai mắt người khác. Mặc dù, họ không biết được hôm qua bạn đã có một ngày làm việc căng thẳng và phải thức đến tận 2 giờ sáng nay để hoàn thành tất cả điều đó khiến cho bạn không có thể trạng tốt nhất cho hôm nay.
Trước khi phán xét, phê bình ai đó hãy nghĩ chậm lại một chút. Tìm hiểu nguyên nhân, lý do khiến họ trở nên như vậy. Hãy đặt mình vào vị trí của họ, đồng cảm cùng họ. Vì không có ai tự nhiên lại cứ thích ôm rắc rối vào mình bao giờ cả!
3. Hãy cởi mở và cho biết bạn đang cần gì!
Mâu thuẫn xuất phát một phần là do mỗi người không biết người kia đang cần gì! Chúng ta phải biết được đối phương cần gì từ đó mới có thể đem đến những giải pháp tối ưu thỏa mãn đôi bên. Câu chuyện sau là một ví dụ:
Có hai đầu bếp đang trong giờ nghỉ, cả hai đang cùng đi đến cuối quày bếp để lấy quả cam duy nhất còn sót lại. Trái cam này nên thuộc về ai? Họ quyết định sẽ cắt đôi nó ra, vì nghĩ như vậy là cách công bằng nhất.
Sau đó, một người đầu bếp tiến tới nơi làm việc của mình và bắt đầu vắt nước cam để uống. Người còn lại thì đi tìm dụng cụ bào vì người đầu bếp đó đang cần lấy vỏ cam để làm nguyên liệu gia vị chứ không có ý định ăn hay uống trái cam ấy.
Nếu hai đầu bếp thảo luận rõ với nhau về cái họ đang cần từ trái cam ấy, họ đã có thể có nhiều hơn thứ họ cần.
Hãy nhớ đến câu chuyện này trong các tình huống gây tranh cải và nói một câu đoại loại: “Tôi muốn vấn đề được giải quyết có lợi nhất cho đôi bên. Bây giờ hãy cùng nhau chia sẻ điều mình cần, và tìm ra giải pháp tối ưu nhất. Tôi sẽ bắt đầu nói cái tôi cần. Còn bạn thì sao? Ban có muốn nói trước không?
Hay điều bạn cần là gì?”
4. Chia sẻ mối lo lắng và momg muốn của bạn
Khi chúng ta biết người khác đang lo lắng về điều gì, chúng ta có thể giúp họ tránh khỏi những tình huống mà họ không mong muốn.
Tương tự như vậy, khi chúng ta biết mong muốn của nhau, chúng ta có thể cùng giúp nhau đạt được nó. Điều này giúp tạo ra những giải pháp có lợi cho cả hai và cùng chia sẻ với nhau những lợi ích chung, chứ không phải độc chiếm lợi ích cho riêng mình.
5. Khuyến khích những giải pháp mới
Xung đột là một quá trình phức tạp, chúng ta không thể biết điều gì sẽ xãy ra tiếp theo và nó sẽ diễn biến như thế nào. Vậy hãy nhìn thẳng vào vấn đề và đề nghị hãy cởi mở, đưa ra những giải pháp mới, như thế chúng ta sẽ càng nhận được những những bất ngờ tích cực.
Bản hãy chia sẻ với những người trong cuộc xung đột quan điểm sau: “Nếu bất kì ai ở đây có một ý tưởng nào trong đầu về cách giải quyết những mâu thuẩn ở đây. Tôi mời gọi chúng ta hãy bỏ qua hết tất cả những yếu tố khiến bạn không thể hiện những ý tưởng ấy, hãy chủ động lên, hãy thể hiện những ý tưởng của mình. Tất cả là để đem lại lợi ích tốt nhất cho tập thể, hãy để những điều tích cực bên trong bạn được tự do phát triển.”
Vậy sự xung đột xuất phát từ những hiểu lầm, vì cái tối của mỗi cá nhân. Hãy cởi mở với nhau, hi sinh vì nhau. Như vậy mọi thứ sẽ tốt đẹp và đem lại lợi ích cho tập thể! Hi vọng 5 chia sẻ trên sẽ giúp ích cho các bạn.
Tags:
02471058555