Các loại bảo hiểm phải đóng khi đi làm

admin

Các loại bảo hiểm phải đóng khi đi làm

Thông thường, khi kí hợp đồng lao động với người lao động, người sử dụng lao động sẽ có các thỏa thuận kèm theo về chính sách ưu đãi, phúc lợi, trong đó có nội dung về bảo hiểm. Tuy nhiên, vẫn chưa nhiều người lao động biết được đâu là các loại bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp, từ đó dẫn đến làm mất đi quyền lợi mà họ đáng được nhận.

Bài viết dưới đây sẽ đi tổng hợp, giới thiệu nội dung đầy đủ nhất về định nghĩa bảo hiểm bắt buộc cũng như các loại bảo hiểm trong doanh nghiệp hiện nay.

Bảo hiểm bắt buộc là gì?

Bảo hiểm bắt buộc là loại hình bảo hiểm bắt buộc do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện. Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội. Theo đó, các tổ chức, cá nhân phải tham gia bảo hiểm với mức phí bảo hiểm, điều kiện, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện.

Theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000, bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội.

Các loại bảo hiểm bắt buộc được quy định theo khoản 2 Điều 8, Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, gồm:

  • Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách;
  • Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật;
  • Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
  • Bảo hiểm cháy, nổ.

Tùy theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội từng thời kỳ mà Chính phủ sẽ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định loại bảo hiểm bắt buộc khác.

Các bảo hiểm bắt buộc phải đóng trong doanh nghiệp

1. Bảo hiểm xã hội

- Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) xã hội Việt Nam: theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 58/2014/QH13, không phân biệt người lao động là công dân Việt Nam hay công dân nước ngoài, đều thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội. Cụ thể gồm:

  • Người lao động là công dân Việt Nam
  • Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn/ hoặc theo HĐLĐ không xác định thời hạn/ hoặc làm việc theo HĐLĐ theo mùa vụ hay theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi;
  • Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
  • Người quản lý DN, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
  • Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;
  • Cán bộ, công chức, viên chức; Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
  • Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.
  • Người lao động là công dân nước ngoài

Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động/chứng chỉ hành nghề/giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

  • Người sử dụng lao động

Có 05 nhóm người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là các nhóm:

  • Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác;
  • Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân;
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác;
  • Cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động
  • Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

- Mức phí đóng bảo hiểm xã hội: Theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH, mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được xác định theo công thức:

Mức đóng BHXH = Tỷ lệ đóng x Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Theo đó, có hai yếu tố ảnh hưởng đến mức đóng BHXH mỗi của người lao động (NLĐ). Đó là tỷ lệ đóng và Mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, cho nên đơn vị sử dụng lao động và NLĐ đều cần phải biết để điều chỉnh mức đóng BHXH hàng năm cho phù hợp với quy định nêu trên.

2. Bảo hiểm y tế

- Đối tượng tham gia: Theo quy định tại Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014, và căn cứ Nghị định số 105/2014/NĐ-CP, có 05 nhóm đối tượng tham gia đóng bảo hiểm y tế là:

  • Nhóm 1: do NLĐ và người sử dụng lao động đóng;
  • Nhóm 2: do Quỹ bảo hiểm xã hội đóng;
  • Nhóm 3: do ngân sách Nhà nước đóng;
  • Nhóm 4: do ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng;
  • Nhóm 5: đối tượng tham gia theo hộ gia đình.

- Mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT): áp dụng theo từng nhóm đối tượng, cụ thể như sau:

  • Nhóm 1: do NLĐ và người sử dụng lao động đóng

Người lao động làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn/ hoặc HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên; đối tượng người lao động là quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là NLĐ):

Mức đóng BHYT = 4,5% tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, BHTN hàng tháng

Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

Mức đóng BHYT = 4,5% mức lương cơ sở

  • Nhóm 2: do Quỹ bảo hiểm xã hội đóng

Người được hưởng lương hưu và các trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

Mức đóng BHYT = 4,5% tiền lương hưu

Người đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng thángĐối tượng là cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng.

Mức đóng BHYT = 4,5% mức lương cơ sở

Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Mức đóng BHYT = 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp hàng tháng

Đối tượng là lao động nữ đang trong thời gian nghỉ làm hưởng chế độ thai sản được Quỹ BHXH đóng.

Mức đóng BHYT = Mức đóng bằng 4,5% tiền lương tháng trước khi nghỉ thai sản

  • Nhóm 3: do ngân sách Nhà nước đóng

Gồm các đối tượng: Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, binh sỹ quân đội đang tại ngũ, hạ sỹ quan; sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng CAND, học viên CAND, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong CAND; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;

Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước; Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước; Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;

Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;

Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng; Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;

Thân nhân của những người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ; Thân nhân của người có công với cách mạng; Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;

Trẻ em dưới 6 tuổi;

Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.

Mức đóng BHYT = 4,5% mức lương cơ sở, tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng theo từng nhóm đối tượng

  • Nhóm 4: do ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng
  • Hỗ trợ tối thiểu là 70% tiền lương cơ sở cho các đối tượng thuộc hộ gia đình cận nghèo. Mức đóng BHYT.
  • Hỗ trợ tối thiểu là 50% tiền lương cơ sở đối với các hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức thu nhập trung bình.
  • Hỗ trợ tối thiểu là 30% tiền lương cơ sở đối với học sinh, sinh viên.
  • Nhóm 5, đối tượng tham gia theo hộ gia đình

Nhóm này gồm những người thuộc hộ gia đình, có loại trừ đối tượng đã được quy định tại các nhóm trên. Mức đóng góp nhóm này khi tham gia BHYT được dựa trên tiền lương cơ sở. Cụ thể tính như sau:

  • Người thứ 1, đóng tối đa bằng 4,5% tiền lương cơ sở;
  • Người thứ 2 đóng 70% mức đóng của người thứ 1;
  • Người thứ 3 đóng 60% mức đóng của người thứ 1;
  • Người thứ 4 đóng 50% mức đóng của người thứ 1;
  • Người thứ 5 trở đi mức đóng 40% của người thứ 1.

Bảo hiểm thất nghiệp

- Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN): được quy định tại Điều 43 Luật Việc làm số 38/2013/QH13 ngày 16/11/2013, gồm:

Người lao động phải tham gia BHTN khi làm việc theo HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; hoặc có xác định thời hạn; HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng. Trong trường hợp NLĐ giao kết và đang thực hiện nhiều HĐLĐ quy định tại khoản này thì NLĐ và người sử dụng lao động của HĐLĐ giao kết đầu tiên phải có trách nhiệm tham gia BHTN.

Người sử dụng lao động tham gia BHTN là các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc HĐLĐ quy định tại khoản 1 Điều này.

- Mức phí đóng bảo hiểm thất nghiệp: với loại hình BHTN thì mức phí bảo hiểm thấp hơn nhiều so với 02 loại bảo hiểm kể trên. Trong đó, doanh nghiệp có nghĩa vụ đóng 1%, và NLĐ đóng 1% từ tiền lương, tiền công hàng tháng để đóng BHYT…

Ngoài ra, bạn cũng có thể có thể chọn đóng theo một trong 3 phương thức là: đóng hàng tháng, đóng hàng quý hoặc đóng 6 tháng một lần.

Trên đây là các loại bảo hiểm bắt buộc trong doanh nghiệp, mà khi kí hợp đồng lao động đủ thời hạn doanh nghiệp phải mua cho các bạn. Hãy yêu cầu doanh nghiệp của bạn thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật, cũng như những biện pháp cần thiết để bạn có thể đảm bảo các quyền lợi cho mình trong môi trường làm việc.

Nguồn: Sưu tầm

TopG Việt Nam là một trong những công ty cung cấp các giải pháp nhân sự hàng đầu Việt Nam. Với hơn 10 năm kinh nghiệm cung ứng lao động trong và ngoài nước, TopG tự hào được nhiều đối tác trong và ngoài nước lựa chọn. Dịch vụ của chúng tôi đa dạng gồm Tuyển dụng nhân sự trung cao cấp, tuyển dụng lao động phổ thôngcác khóa học kỹ năng và bảo hiểm phi nhân th Bạn có thể gửi sơ yếu lý lịch và CV trực tiếp đến nhà tuyền dụng. Hiện nay có rất nhiều những địa chỉ uy tín do đó bạn có thể tham khảo kĩ và lựa chọn cho mình một công việc phù hợp nhất ví dụ như tại trang việc làm https://jobmoi.vn/ hay https://topg.vn/.

Tags:

Đối tác của topG

ĐƯỢC HÀNG TRIỆU DOANH NGHIỆP, TỪ CÁC CÔNG TY LỚN - NHỎ LỰA CHỌN

JINKO SOLAR

JINKO SOLAR

DBG VIỆT NAM

DBG VIỆT NAM

CIG VIỆT NAM

CIG VIỆT NAM

JOCHU VIỆT NAM

JOCHU VIỆT NAM

WIN

WIN

LUXSHARE

LUXSHARE

WISTRON INFOCOMM

WISTRON INFOCOMM

GMG VIỆT NAM

GMG VIỆT NAM

VINACONEX

VINACONEX

VINGROUP

VINGROUP

QISDA

QISDA

SÔNG ĐÀ 6

SÔNG ĐÀ 6

HONDA VIỆT NAM

HONDA VIỆT NAM

WNC

WNC

LOXSON VIỆT NAM

LOXSON VIỆT NAM

VIỆT TÍN

VIỆT TÍN

VIỆT NAM KIẾN HƯNG

VIỆT NAM KIẾN HƯNG

02471058555